Trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể gặp phải triệu chứng sốt. Thế nhưng để hiểu và đối phó với triệu chứng này đúng cách thì không phải ai cũng biết.
Sốt nếu không được xử lý kịp thời và đúng phương pháp thì sẽ dễ dẫn tới hậu quả khôn lường cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
Một cách cảm nhận sốt chủ quan nhất là sờ trán, nếu cảm thấy trán bé nóng hơn bình thường thì rất có khả năng đây là biểu hiện của sốt. Tuy nhiên, điều này không thể chính xác hoàn toàn được bởi có nhiều tác động bên ngoài khiến cơ thể trẻ tăng nhiệt độ nhưng không phải là sốt. Trẻ chỉ thực sự sốt khi nhiệt độ đo được từ 38 độ trở lên. Chính vì thế, không nên chỉ xác định việc trẻ sốt hay không qua cảm giác của tay mà phải đo nhiệt kế để có kết quả chuẩn xác nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị sốt nhưng nguyên nhân thường gặp là do nhiễm khuẩn vì virut sốt gây nên.
Trong một số trường hợp sốt do virut cảm lạnh gây nên sốt cúm thông thường là sẽ tự khỏi. Nhưng sốt do nhiễm khuẩn thì sẽ bị nặng và nghiêm trọng hơn rất nhiều. Khi trẻ sốt đến 38.5 độ thì cần hạ sốt và đưa tới bác sĩ ngay lập tức tránh biến chứng đáng tiếc.
Có rất nhiều nơi trên cơ thể có thể đo nhiệt độ xác định sốt hay không như trán, mách, miệng,…tuy nhiên, có một điều không phải ai cũng biết đó là đo nhiệt độ ở hậu môn là chính xác nhất.
Nhiều khi trẻ sốt tận 39 độ nhưng vẫn chạy nhảy vui chơi hoặc có thể trẻ sốt ở mức 38 độ đã quấy khóc, cơ thể mệt mỏi. Không thể dựa vào biểu hiện của trẻ mà phán đoán nhiệt độ hay mức nguy hiểm mà trẻ phải chịu khi bị sốt. Chính vì thế, nhiệt kế là vật dụng quan trọng để xác định nhiệt độ cơ thể trẻ và mẹ cần biết cách ứng phó khi con có biểu hiện sốt chứ không nên chủ quan.
Đặc biệt, khi trẻ có biểu hiện sốt kèm theo khó thở hay co giật thì cần phải đưa tới bệnh viện ngay để kịp thời chữa trị.
Nếu trẻ bị sốt nhẹ thì mẹ có thể dùng nước ấm lau người để hạ thân nhiệt một cách tự nhiên cho trẻ trước khi dùng thuốc hạ sốt. Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự cho con dùng thuốc hạ sốt ở nhà để tránh sốc thuốc hoặc những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đối với trẻ đã ăn dặm, cha mẹ cần tăng cường các chất như vitamin C trong hoa quả, rau củ để giúp trẻ chống lại bệnh tật, đồng thời hạ sốt trước khi dùng thuốc.
Mùa hè khiến cho trẻ có nhiều thời gian và không gian để thỏa sức vui chơi, khám phá thiên nhiên.
Có thể lắm rõ được những dấu hiệu về bệnh viêm phổ thì các mẹ có
Tháng 6 – 7 của giai đoạn đầu đời, trẻ sẽ có những dấu hiệu như chảy nước dãi quanh miệng,
Táo bón không bỏ quả một ai và nó làm phiền cả các trẻ nhỏ, làm cho trẻ nhỏ thấy bực bội
Có rất nhiều bà mẹ lo lắng và luốn muốn tìm ra một cách nào đó để giúp trẻ nhà mình hết biếng
Sữa đậu nành là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì
Yêu thương mọi người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn là đức tính quý
Dị ứng là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi thời tiết thay đổi khiến cho da của trẻ nhỏ
Ai cũng muốn mua cho con mình những bộ quần áo đẹp nhiều kiểu và màu sắc để chông bé đáng yêu
Những mẹo hay giúp con nhà bạn có được một giấc ngủ ngon hơn, đối với trẻ có
Nuôi dạy con cái là chưa bao giờ là việc dễ dàng. Từ lúc con tập đi, chúng có thói quen lọ mọ
Nhưng chú ý dinh dưỡng rất quan trọng ở trẻ khi trẻ mỏng răng chậm, cần phải bổ sung