Sổ tay thể thao, sức khỏe cuộc sống

Cách cầm máu an toàn khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam là hiện tượng máu từ niêm mạc mũi chảy ra ngoài hoặc chảy xuống họng. Trong một số trường hợp mẹ cần xử lý cầm máu đúng cách và an toàn cho trẻ cần phải lưu ý những nguyên tắc dưới đây.


Mục lục

    Cách cầm máu an toàn khi trẻ bị chảy máu cam

    Trẻ bị chảy máu cam cầm máu như thế nào cho đúng cách

    tre-bi-chay-mau-cam-cam-mau-sao-cho-dung-cach

    Trong tình trạng thời tiết hanh khô, thiếu độ ẩm hoặc khi trẻ vô tình cho tay vào mũi làm vỡ mạch máu nhỏ bên trong sẽ dẫn tới hiện tượng chảy máu cam.

    Mẹ cần phải nhẹ nhàng lau sạch phần máu chảy ra ngoài rồi dùng tay ép chặt cánh mũi nơi chảy máu vào thành mũi. Tiếp tục chờ khoảng từ 3-5 phút cho máu đông lại. Đối với các bé nhỏ sẽ khó hơn bởi trẻ sẽ bị mất bình tĩnh và phản xạ theo bản năng sợ hãi, la hét khóc lóc khi thấy chảy máu thì mẹ nên làm cho trẻ quên đi tình trạng đó bằng cách tập trung sự chú ý của trẻ vào những việc khác như xem phim hoạt hình, xem video,…đồng thời xử lý đúng cách khiến máu cam không chảy nữa. Chườm đá lạnh cũng là một trong những cách làm máu ngừng chảy nhưng cách này chỉ nên áp dụng với những trẻ lớn bởi trẻ nhỏ rất khó chịu với đá lạnh.

    Sau khi máu đông trong mũi sẽ khiến trẻ ngoái mũi hoặc quấy khóc vì khó chịu. Chính vì thế, mẹ tuyệt đối không được để trẻ ngoáy mũi vì việc này sẽ dễ làm máu chảy trở lại và chảy nhiều hơn. Tốt nhất, mẹ nên theo dõi trẻ một lúc rồi đi vệ sinh mũi cho trẻ một cách nhẹ nhàng nhất.

    Mẹ không nên làm gì khi trẻ bị chảy máu cam

    khong-nhet-bong-vao-mui-bekhi-bi-mau-cam

    Mẹ không nên đặt trẻ nằm xuống hoặc bảo trẻ ngửa cổ lên. Như thế sẽ khiến máu chảy xuống họng và dễ khiến trẻ bị nôn ói.

    Mẹ cũng không nên nhét bông gòn vào mũi trẻ vì máu sẽ thấm và đông bám vào bông gòn. Khi mẹ kéo bông gòn ra thì cũng kéo theo các cục máu đông khiến mạch máu bị vỡ thêm 1 lần nữa làm máu chảy tiếp.

    Trẻ bị chảy máu cam thì khi nào cần phải đến bác sĩ?

    tre-chay-mau-cam-khi-nao-den-bac-si

    Thường thì các trường hợp chảy máu cam là lành tính nên gia đình không nên quá lo lắng. Nhưng trong một vài trường hợp có thể chảy máu cam là biểu hiện của một bệnh nguy hiểm mà mẹ cần phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức như:

    • Trẻ đang bị bệnh mà khi chuyển dùng loại thuốc khác thì thấy chảy máu cam.
    • Trẻ thường bị chảy máu cam trong thời gian dài
    • Trẻ bị chảy máu cam sau khi bị vấp ngã hoặc va đập vào đâu đó.
    • Trẻ bị chảy máu cam rất nhiều và không thể cầm lại được.
    • Trẻ bị chảy máu cam đồng thời xuất hiện xuất huyết hoặc các vết bầm ở nhiều vùng trên cơ thể.

    Sau khi cầm máu cho trẻ bị chảy máu cam thì mẹ nên làm gì?

    Mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam từ đó có những phương pháp xử lý thích hợp. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên xem lại nhiệt độ phòng, rất có thể trẻ bị sốc nhiệt dẫn tới chảy máu cam. Thường xuyên làm vệ sinh mũi cho trẻ để trẻ không táy máy tay chân làm vỡ mạch máu mũi.

    Thường xuyên bổ sung vitamin C cho trẻ qua các thực đơn giàu chất dinh dưỡng và nên bổ sung thêm vitamin A, D cho trẻ. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung dưỡng chất cho trẻ chứ không được tùy ý sử dụng. 

     





    Bài viết khác

    Bố mẹ cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn

    Bố mẹ cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn

    Vì một số lý do nào đó mà nhiều bộ mẹ rất sợ hãi khi cho trẻ ra ngoài, và thường luôn giữ

    Hướng dẫn cha mẹ cách chọn đồ chơi và cách chơi an toàn cho con nhỏ

    Hướng dẫn cha mẹ cách chọn đồ chơi và cách chơi an toàn cho con nhỏ

    Nuôi dạy con cái là chưa bao giờ là việc dễ dàng. Từ lúc con tập đi, chúng có thói quen lọ mọ

    Những bệnh ngoài da mà trẻ thường gặp các mẹ nên biết

    Những bệnh ngoài da mà trẻ thường gặp các mẹ nên biết

    Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ sẽ yếu hơn người lớn do đó trẻ nhỏ cũng dễ mắc các loại

    Những thực phẩm giúp trẻ phòng bệnh sởi

    Những thực phẩm giúp trẻ phòng bệnh sởi

    Sởi là bệnh thường gặp ở một đất nước có khi khậu như ở việt nam chúng ta. Bệnh sởi với

    Nguyên nhân gây ra bệnh sởi ở trẻ các mẹ cần chú ý

    Nguyên nhân gây ra bệnh sởi ở trẻ các mẹ cần chú ý

    Sởi là một bệnh khá phổ biến ở việt nam, chúng có thể đến với bất kỳ lữa tuổi nào và kể

    Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh mà cha mẹ nên biết

    Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh mà cha mẹ nên biết

    Việc chăm sóc con yêu chưa bao giờ là điểu dễ dàng. Hơn nữa trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn so với cơ

    Làm thế nào để trẻ nhỏ thích đánh răng?

    Làm thế nào để trẻ nhỏ thích đánh răng?

    Thời điểm thích hợp để dạy con trẻ đánh răng là khi con ngoài 1 tuổi và đã bắt đầu mọc răng.

    Những sai lầm khi chế biến sữa đậu nành cho con mà cha mẹ nên biết

    Những sai lầm khi chế biến sữa đậu nành cho con mà cha mẹ nên biết

    Sữa đậu nành là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì

    Mách bạn cách xử lý những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa thu

    Mách bạn cách xử lý những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa thu

    Các bộ phận trong cơ thể của trẻ nhỏ chưa được phát triển hoàn thiện, sức đề

    Khám phá những thực phẩm giúp bé phát triển trí thông minh

    Khám phá những thực phẩm giúp bé phát triển trí thông minh

    Cha mẹ nào cũng mong muốn con yêu luôn mạnh khỏe và phát triển toàn diện phải không nào. Bên cạnh

    Chăm sóc đôi mắt con sáng khỏe

    Chăm sóc đôi mắt con sáng khỏe

    Đôi mắt sáng khỏe giúp trẻ ngắm nhìn mọi thứ tốt hơn, từ đó mọi nhận thức cũng lanh lợi

    Mách mẹ cách điều trị bệnh sởi hiệu quả

    Mách mẹ cách điều trị bệnh sởi hiệu quả

    Sởi rất dễ bùng phát thành dích do đó nắm vững kiến thức để trị bệnh sởi cho trẻ sẽ giúp