Sổ tay thể thao, sức khỏe cuộc sống

Cách giúp trẻ tập nói qua từng giai đoạn

Chúng ta không biết rằng trẻ đã tập làm quen với ngôn ngữ ngay từ trong bụng mẹ. Thế nhưng trẻ vẫn cần sự hỗ trợ của bố mẹ để có thể học nói một cách tốt nhất. Từ đó có thể tránh được nguy cơ chậm nói, hoặc mắc tật về thể hiện ngôn ngữ.


Mục lục

    Cách giúp trẻ tập nói qua từng giai đoạn

    Tập nói cho trẻ giai đoạn trước 18 tháng tuổi

    tap-noi-cho-be-18-2-tuoi

    Đây là giai đoạn cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ tập nói bằng cách giúp bé có khả năng nhận biết được các âm thanh hay giọng nói quen thuộc của người xung quanh. Đặc biệt, ở giai đoạn từ 3-6 tháng trẻ có thể phát âm được những tiếng đơn giản như o, a. Trong giai đoạn này, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện hoặc hát ru trẻ ngủ để tăng cường vốn từ vựng, chuẩn bị cho giai đoạn tập nói sắp tới của trẻ.

    Ở thời điểm trẻ được khoảng 1 tuổi thì trẻ đã có thể hiểu được một số thông điệp ngôn ngữ từ người lớn nhờ phản xạ bản năng như có ai đó thường xuyên gọi trẻ bằng một cái tên thì sau này khi gọi bé bằng tên đó, trẻ vẫn nhận biết dc là gọi mình và quay lại. Một số trẻ còn có thể nhận biết được các âm thanh quen thuộc như tiếng vịt kêu, tiếng chuông reo,…Cha mẹ có thể tập cho bé làm quen và nhận biết các âm thanh qua các đồ chơi, tập cho trẻ nói bằng cách nói chuyện nhiều với bé về một vật dụng, một gương mặt nào đó. Thường xuyên tạo tình huống để kích thích và tạo hưng phấn cho trẻ tham gia các hoạt động tập nói.

    Giúp trẻ tập nói ở giai đoạn từ 18 tháng đến 2 tuổi

    tap-noi-cho-be-18-2-tuoi

    Trong giai đoạn này, trẻ đã có thể nói những từ đơn giản và bố mẹ có thể tập cho trẻ làm quen với các từ ghép đơn giản. Ở thời điểm này, cha mẹ cần hết sức chú ý phát âm đúng chuẩn bởi trẻ có thể dễ bị nói ngọng do học theo từ phát âm của người lớn hoặc nghe không chuẩn mà phát âm sai. Đối với những trẻ chậm nói, cha mẹ cần kiên nhẫn tập cho con nói những từ đơn giản trước, tuyệt đối không được vội vàng với trẻ. Khi trẻ có những phát âm sai mà mãi không thể sửa được hoặc sự nhận thức về ngôn ngữ của trẻ chậm hơn những trẻ bình thường thì cần phải tới bác sĩ để khám và tham khảo ý kiến cũng như phương án hỗ trợ, điều trị.

    Cha mẹ cần áp dụng việc dạy ngôn ngữ cho con vào các hoạt động hằng ngày như “Con có đói không?, Mẹ đang nấu cơm,…” và thông qua các hoạt động nhìn thấy, bé trở nên dễ hiểu hơn với lời nói của cha mẹ.

    Tập nói cho trẻ ở giai đoạn 3 từ 2 đến 2,5 tuổi

    tap-noi-cho-be-2-3-tuoi

    Ở giai đoạn này, trẻ rất hay thắc mắc với những gì chúng nhìn thấy. Hay chúng ta có thể hiểu rằng, giai đoạn này không còn là giai đoạn phát âm một cách bắt chước nữa mà là giai đoạn tìm hiểu và ghi nhớ. Trẻ ở giai đoạn này có thể khiến bạn “điên đầu” vì gặp gì cũng hỏi, cái gì cũng dể thắc mắc. Nhưng cha mẹ nên hết sức kiên nhẫn với trẻ, bởi đây chính là biểu hiện tích cực của trẻ trong việc phát triển ngôn ngữ và trí tuệ. Khi này, bé đã bắt đầu hình thành sự tò mò và có vẻ hiểu nhiều vấn đề hơn trước. Chúng có thể phát âm kết hợp nhiều từ khi nói và phát âm to rõ ràng hơn làm sao để khiến bố mẹ hiểu ý chúng.

    Cha mẹ ở giai đoạn này cần phải giải thích cụ thể, rõ ràng bằng nhiều cách cho trẻ hiểu về câu hỏi của chúng, qua đó có thể giúp trẻ phát âm từ mới và hình thành tư duy cho trẻ về cách nhìn nhận sự việc.

    Tập nói cho trẻ ở giai đoạn từ 3 tuổi

    tap-noi-cho-be-3-tuoi

    Nhu cầu vốn ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này tăng đột biến bởi chúng có thể nghe được các câu chuyện của người lớn, và hiểu những bài hát, những ngôn ngữ xung quanh chúng. Cha mẹ trong giai đoạn này cần tăng cường dạy trẻ hát, đọc truyện, đọc sách cho trẻ để bổ sung ngôn ngữ từ vựng cho trẻ.

    Sau này có thể yêu cầu trẻ kể lại câu chuyện thì cũng là cách giúp trẻ khắc sâu từ vựng vào trí óc và phát triển các vốn từ mới, đồng thời phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ ở nhiều ngữ cảnh.

    Tập nói cho trẻ ở giai đoạn 4 tuổi

    tap-noi-cho-be-4-tuoi

    Đây chính là giai đoạn hoàn thiện khả năng tập nói của trẻ. Trẻ đã có thể hiểu hết câu chuyện của cuộc nói chuyện giữa người lớn và những gì chúng nói ra.

    Nếu trường hợp trẻ vẫn chưa phát âm trôi chảy thì cha mẹ cần tăng cường đọc sách, kể chuyện cho con hoặc cho con xem các chương trình thiếu nhi, cho trẻ tới những khu vui chơi giải trí có nhiều bạn cùng trang lứa để làm quen và học hỏi, tăng cường khả năng giao tiếp cũng như tạo sự mạnh dạn hơn trong việc tiếp xúc với người lạ.

    Một số dấu hiệu trẻ chậm nói cha mẹ cần lưu ý

    • Trẻ ở giai đoạn 12 tháng tuổi vẫn chưa nói bập bẹ được từ nào.
    • Trẻ từ 18 tháng tuổi vẫn chưa nói được từ đơn.
    • Trẻ từ 24 tháng tuổi vẫn không nói được từ ghép đơn giản.
    • Trẻ từ 3 tuổi có những ngôn ngữ khó hiểu và khả phát âm kém.

    Trong các trường hợp trên, cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để được khám và chẩn đoán đúng bệnh cũng như có các phương pháp khắc phục, chữa trị kịp thời một cách tốt nhất.

     





    Bài viết khác

    Mách các mẹ những thực phẩm giúp bé yêu tăng cân nhanh chóng

    Mách các mẹ những thực phẩm giúp bé yêu tăng cân nhanh chóng

    Con yêu phát triển khỏe mạnh là điều mà cha mẹ nào cũng mong muốn phải không nào? Và một trong

    Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ

    Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ

    Bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ khác giống với đau dạ dày ở người lơn, nhưng nguyên

    Tiết lộ chuổi dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ thông minh sớm

    Tiết lộ chuổi dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ thông minh sớm

    Cha mẹ nào cũng mong muốn bé yêu nhà mình thông minh và khỏe mạnh. Trí thông minh của trẻ phụ thuộc

    Hô biến cách làm khiến bé yêu muốn ăn ngon các món chế biến từ rau củ

    Hô biến cách làm khiến bé yêu muốn ăn ngon các món chế biến từ rau củ

    Trẻ thương không thích ăn rau, khiến các mẹ thường buồn lòng, hay sử dụng mẹo

    Mách mẹ cách giúp trẻ học nói nhanh hơn

    Mách mẹ cách giúp trẻ học nói nhanh hơn

    Muốn bé nhà mình nói nhanh là điều của nhiều bà mẹ hàng mong muốn những không muốn là được

    Trẻ sẽ gặp nguy hiểm như thế nào nếu chơi điện tử quả nhiều?

    Trẻ sẽ gặp nguy hiểm như thế nào nếu chơi điện tử quả nhiều?

    Trong xã hội ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận rằng những tiện ích mà công nghệ hiện đại

    Khói thuốc lá – nguy cơ gây huyết áp cao cho trẻ nhỏ

    Khói thuốc lá – nguy cơ gây huyết áp cao cho trẻ nhỏ

    Các nghiên cứu mới chỉ ra khói thuốc lá tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh cao

    Giúp các mẹ biết cách phân biệt sốt phát bán, rubella và sởi

    Giúp các mẹ biết cách phân biệt sốt phát bán, rubella và sởi

    Mình thấy 3 loại bệnh này là rất khó phân biệt và rất dễ làm chúng ta nhầm lẫn, chính vì vậy

    Chữa chứng tè dầm cho trẻ hiệu quả

    Chữa chứng tè dầm cho trẻ hiệu quả

    Trẻ nhỏ rất hay tè dầm, nhưng đó là điều bình thường thui, mẹo nhỏ giúp trẻ

    Hướng dẫn bạn cách xử lý khi bé yêu bị đau bụng cực hay

    Hướng dẫn bạn cách xử lý khi bé yêu bị đau bụng cực hay

    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có dấu hiệu bị đau bụng là do các bộ phận cơ thể chưa được hoàn thiện

    Tiết lộ bí quyết trị chấy rận cho bé yêu tuyệt hay

    Tiết lộ bí quyết trị chấy rận cho bé yêu tuyệt hay

    Chấy rận là hiện tượng các loại ký sinh trùng sống trên da đầu của trẻ nhỏ. Nó khiến trẻ

    Chia sẻ cách giáo dục hành vi của trẻ hiệu quả

    Chia sẻ cách giáo dục hành vi của trẻ hiệu quả

    Cha mẹ nào cũng mong muốn con yêu phát triển khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Trẻ em như tờ giấy trắng,