Trẻ nhỏ ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi thường rất hay bị sâu răng, điều này khiến nhiều bậc phụ huynh ngạc nhiên vì không biết nguyên nhân tiềm ẩn trong cách cho trẻ bú bình hằng ngày.
Trong các loại sữa chúng ta cho trẻ uống đều chứa lượng đường lớn. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh thường kết hợp cho trẻ uống thêm nước hoa quả qua bình bú mà không hề để ý tới việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Từ lượng đường trong sữa và trong nước hoa quả đi qua bình bú vào miệng trẻ rồi đọng lại lâu rồi lên men acid gây tổn hại men răng sữa của trẻ, từ đó gây sâu răng.
Hơn nữa, các vi khuẩn có sẵn trong miệng sẽ lợi dụng các chất đường đọng lại trong răng làm thức ăn và thúc đẩy quá trình lên men. Theo nghiên cứu, đối với mỗi lần trẻ bú bình thì lượng acid sẽ càng tấn công răng của trẻ mạnh hơn 20 phút so với bình thường.
Một nguyên nhân nữa khiến trẻ sâu răng do bú bình là khi trẻ bú bình có thể dễ ngậm bình rồi ngủ quên, thậm chí là ngủ qua đêm. Chưa kể đến vi khuẩn tích đọng ở núm bình xâm nhập vào và lượng đường trong sữa kết hợp cùng rồi nhanh chóng phát triển phá hủy hệ men răng và hàm răng non nớt của trẻ. Từ đó răng trẻ dễ bị sâu hơn.
Tuyệt đối không hình thành cho trẻ thói quen bú và ngậm bình sữa rồi đi ngủ luôn. Có thể thay thế bình sữa bằng bình nước lọc cho trẻ ngậm trước khi đi ngủ và cho tới khi trẻ ngủ say thì bạn có thể lấy bình đi.
Dạy cho trẻ cách uống nước bằng cốc, ly sớm để hạn chế việc “nghiện” bú bình. Uống sữa hay uống nước bằng cốc sẽ hạn chế được việc sữa, đường đọng lại trên răng và tạo thói quen đi ngủ không mang bình bú lên giường.
Nên cho trẻ tập uống bằng cốc, ly khi bé được gần 1 tuổi. Đây cũng là thời điểm các răng sữa của bé đang lớn và phát triển, cần được nuôi dưỡng và chăm sóc răng sữa cẩn thận.
Không nên tạo thói quen cho trẻ vừa bú bình vừa chạy nhảy để tránh việc trẻ ngậm bình lâu, lượng đường trong sữa đọng lại trong răng nhiều mà không được làm sạch khiến gây hại cho men răng. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ bú bình vào bữa ăn chính.
Sau mỗi lần trẻ bú bình cần phải vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách dùng khăn gòn hoặc gạc chùi sạch và nhẹ nhàng răng cho bé. Việc này giúp hạn chế được lượng sữa đọng lại trên răng.
Đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi thì phụ huynh nên cho trẻ đến bác sĩ để được khám răng định kì. Qua đó có thể phát hiện được răng sâu và xác định được tình hình sức khỏe của răng cũng như các cách chăm sóc răng lâu dài cho trẻ.
Sợ hãi là hiện tượng thường xảy ra đối với những trẻ nhỏ. Trẻ thường tự tưởng tượng
Trẻ con thường rất háo hức để chờ đến mùa hè để được thỏa sức vui chơi và làm những gì
Biếng ăn là bệp thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ không bao giời thích chúng ta cho ăn cả, bộ mẹ thường
Cha mẹ nào cũng mong muốn bé yêu nhà mình thông minh và khỏe mạnh. Trí thông minh của trẻ phụ thuộc
Giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, mẹ thường lo lắng không biết nên chọn cháo hay bột ăn dặm cho
Rối loạn tiêu hóa do thiếu men ở trẻ khiến ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hấp thu chất
Tăng cân cho bé không còn quá khó nữa rùi, chỉ cần bạn bỏ túi 3 công thức nấu cháo này bé, bé
Bệnh sởi là căn bệnh rất nguy hiểm đối với bé yêu. Và nếu các bà mẹ đang mang bầu không được
Dạy dỗ con cái là cả một nghệ thuật. Trẻ con như một tờ giấy trắng, cha mẹ cần phải biết
Không chỉ do gen mà trẻ sẽ cao, mà chúng ta cũng có thể giúp trẻ phát
Trẻ sợ ăn do nhiều nguyên nhân như do bố mẹ ép ăn quá nhiều hoặc ép ăn quá nhanh, trẻ bị ép
Việc chăm sóc móng tay cho trẻ tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến các bà mẹ phải “kêu ca”