Nếu trẻ có thân hình mập mạp thì nguy cơ béo phì tiềm ẩn càng cao. Khi trẻ được 1 tuổi mà cân nặng vượt chuẩn liệu có thật sự tốt hay không, chúng ta cũng tìm hiểu dưới đây.
Theo bảng tham khảo chiều cao, cân nặng do Tổ chức Y tế thế giới WHO phát hành theo từng năm thì mức cân nặng chuẩn ở giai đoạn trẻ 1 tuổi trung bình là 8,9kg đối với bé gái và đối với bé trai là 9,6kg, gấp 3 lần cân nặng chuẩn khi ra đời của trẻ.
Cân nặng được so sánh với mức trung bình cân nặng của trẻ, nếu cân nặng của trẻ vượt trên mức trung bình thì được gọi là cân nặng vượt chuẩn. Trẻ ở trong nhóm này có nguy cơ béo phì rất lớn và không có lợi cho sức khỏe về sau.
Mẹ cần phải hết sức chú ý theo dõi các chỉ số cân nặng của trẻ đều đặn để có thể kịp thời xử lý tránh việc để trẻ quá thừa cân. Trẻ vẫn được xem là có cân nặng ổn định nếu vượt mức so với cân nặng chuẩn chỉ từ 1-1,5kg.
Một số trường hợp cân nặng của trẻ vượt chuẩn mẹ lưu ý :
Cân nặng vượt chuẩn cấp 2 khi cân nặng bé trai >12kg và cân nặng bé gái >11,5kg.
Cân nặng vượt chuẩn cấp 3 khi cân nặng bé trai >13,3kg và cân nặng bé gái >13,1kg.
Cân nặng trẻ vượt chuẩn do nhiều yếu tố dẫn đến và đặc biệt là do chế độ dinh dưỡng và khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ.
Mẹ nên tham khảo các chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ một cách họp lý từ các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng và thường xuyên đưa trẻ đi khám định kỳ để kịp thời nắm bắt thể trạng của con từ đó có thể bổ sung hoặc hạn chế các chất nạp vào cơ thể để trẻ có thể phát triển đều và tốt nhất. Tuyệt đối không nên bắt trẻ bỏ sữa và cắt bỏ khẩu phần ăn của trẻ một cách đột ngột khi thấy trẻ có dấu hiệu tăng cân. Điều này chỉ làm phản tác dụng khiến trẻ bị thiếu chất, cơ thể kém phát triển.
Mẹ nên xác đinh nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị tăng cân vượt chuẩn để có các biện pháp thích hợp. Tránh việc cho trẻ ăn đêm và đảm bảo lượng sữa trẻ uống mỗi ngày đúng chuẩn nhu cầu sữa cho từng độ tuổi.
Tăng cường lượng nước cho trẻ uống mỗi ngày và tập cho trẻ hoạt động, vận động bằng cách dạy trẻ tập bò,…
Khi cân nặng trẻ vượt ngưỡng độ 3 thì mẹ nên đưa tới bác sĩ để được khám và chẩn đoán cũng như có các phương pháp hỗ trợ xử lý phù hợp nhất với thể trạng của trẻ. Mẹ tuyệt đối không được tùy ý sử dụng thuốc giảm cân cho trẻ khi chưa các hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ
Vì nguyên nhân nào đó khiến trẻ thường xuyên khóc đêm khiến bố mẹ mệt mỏi và cơ thể con trẻ
Sởi là bệnh thường gặp ở một đất nước có khi khậu như ở việt nam chúng ta. Bệnh sởi với
Ngăn ngừa bệnh táo bón hay điều trị bệnh táo bón cho trẻ bằng những món ăn quả thật là điều
Sinh non là hiện tượng bé yêu được ra đời trước 37 tuần thai và nặng dưới 2 kg. Con bị sinh non
Trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể gặp phải triệu chứng sốt. Thế nhưng để hiểu và đối phó
Vì một số lý do nào đó mà nhiều bộ mẹ rất sợ hãi khi cho trẻ ra ngoài, và thường luôn giữ
Thời tiết chuyển mùa khiến nhiệt độ thường thay đổi đột ngột, khiến cho không ít trẻ con ốm,
Mẹ thường dùng dầu gió cho trẻ khi thấy trẻ bị đau bụng hoặc dùng làm ấm cơ thể trẻ trong
Trẻ con thường rất háo hức để chờ đến mùa hè để được thỏa sức vui chơi và làm những gì
Trẻ ho lâu ho kéo dài không những làm cơ thể thêm mệt mỏi mà còn làm sức khỏe của trẻ trở nên
Việc bổ sung canxi cho trẻ là rất quan trọng nhưng bổ sung đúng cách để lượng canxi vào được
Mùa hè thời tiện rất năng nóng cùng với chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý khiến trẻ