Trẻ sơ sinh thường bị nôn trớ vào những tháng đầu hoặc ở trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh thường hay nôn trớ và các biện pháp để xử lý tình trạng trên nhé!
Nôn trớ ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nguyên nhan sinh lý hay nguyên nhân bệnh lý.
Đối với trẻ bị nôn trớ do nguyên nhân sinh lý thì các hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn còn yếu. Đặc biệt, các van trong dạ dày có sự hoạt động chưa đồng bộ dẫn tới việc trẻ dễ nuốt hơi vào dạ dày. Chỉ cần mẹ đặt nằm ở tư thế nghiêng sau khi nuốt hơi vào dạ dày thì trẻ sẽ bị ọc sữa ra ngoài ngay.
Ở trẻ trong giai đoạn ăn dặm, trẻ thường bị nôn trớ do ăn quá no hoặc ăn quá nhiều. Mẹ chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt cho trẻ thì sẽ hạn chế được tình trạng nôn trớ ở trẻ.
Tuy nhiên, đối với nguyên nhân bệnh lý thì nôn trớ ở trẻ có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau như phản xạ tự nhiên đẩy các chất mà cơ thể cho là có hại ra môi trường ngoài.
Các nguyên nhân gây nôn trớ do bệnh lý có thể là do các vấn đề về hệ tiêu hóa bị nhiễm virut đường tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn, lồng ruột, trào ngược dạ dày hoặc đôi khi do bã thức ăn vón cục ở tá tràng gây ra.
Một số bệnh liên quan tới đương hô hấp như viêm nhiễm đường hô hấp, viêm amindan cũng có thể khiến trẻ nôn trớ. Hay thậm chí là do những bệnh lý bẩm sinh đã có như hẹp môn vị hoặc dị tật ống tiêu hóa khiến cơ thể trẻ phản ứng nôn trớ.
Mẹ cần chú ý khi trẻ có dấu hiệu buồn nôn là cần phải nhanh chóng đỡ trẻ ngồi dậy để chất nôn không bị trào vào khí quản làm trẻ bị sặc mà xả hết chất nôn ra ngoài. Càng tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên khi trẻ đang nôn tránh gây nguy cơ tràn dịch vào phổi xảy ra.
Một lưu ý với mẹ về cách xử lý khi trẻ chuẩn bị nôn là tuyệt đối không được cắt cơn nôn của trẻ bằng cách cho trẻ uống thuốc chống nôn. Nôn ói là một phản xạ khá tự nhiên của cơ thể mỗi người và nếu dùng thuốc chống nôn để ngăn lại thì có thể tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể và khó có thể chẩn đoán được các dấu hiệu bệnh đang tiềm ẩn, thậm chí có thể gây ra ngộ độc cho người dùng nếu không sử dụng đúng cách.
Khi trẻ đang ăn mà bị nôn trớ thì mẹ nên ngừng việc cho ăn lại để hệ tiêu hóa của trẻ nghỉ ngơi. Ngay sau đó mẹ nên bổ sung nước bằng nước sôi để nguội hoặc dung dịch Oresol cho trẻ bởi khi trẻ nôn cơ thể sẽ mất nước rất nhiều.
Trong những trường hợp dưới đây, mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị:
Trẻ có dấu hiệu nôn trớ kéo dài hoặc nôn trớ đi kèm các biểu hiện như mất nước, sốt cao, đau bụng, lờ đờ, co giật và trong tình trạng “miệng nôn trôn tháo”.
Đối với trẻ từ 7 tháng -1 tuổi thì nếu xuất hiện tình trạng nôn trớ kèm theo việc khóc thét đột ngột thì rất có nguy cơ trẻ bị lồng ruột và cần được đưa tới bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để được tháo xoắn tránh phần ruột bị hoại tử và phải cắt bỏ gây nguy hiểm cho tính mạng trẻ cũng như sức khỏe của trẻ về sau.
Mẹ cần chú ý trong tuổi trẻ ăn dặm cần tránh cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn trong một lần và tập cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, lượng thức ăn tăng lên theo từng ngày một cách từ từ.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì mẹ nên chia nhỏ khoảng cách cho trẻ bú và không nên cho trẻ bú quá no vào cùng một lần bú. Với các trẻ bú bình thì cần phải tránh việc để trẻ ngậm núm vú quá lâu khiến gây ra việc trẻ nuốt không khí vào dạ dày gây ra nôn trớ.
Mỗi lần bú hoặc uống sữa xong mẹ nên vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ rồi bế trẻ khoảng 15 phút trước khi cho trẻ nằm.
Với trẻ vừa bú mẹ vừa ngủ thì mẹ nên quan sát cẩn thận tránh làm sữa tràn vào phổi và khí quản gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Những mẹo hay giúp con nhà bạn có được một giấc ngủ ngon hơn, đối với trẻ có
Bệnh táo bón ở trẻ vừa khiến trẻ không muốn ăn, vừa khiến trẻ có nguy cơ
Co giật là hiện tượng khi trẻ sốt quá cao và xảy ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên hiện tượng
Có nhiều cha mẹ gặp khó khăn khi không biết được con mình có bị bệnh chân tay miệng hay không.
Móng tay của trẻ sơ sinh thường rất mỏng tuy nhiên lại khá sắc và mọc dài theo thời gian. Vì vậy
Bệnh táo bón rất thường gặp ở trẻ, do một số nguyên nhân nào đó mà trẻ rơi vào tình trạng
Giúp trẻ phát triển trí não là một trong những công việc hàng đầu mà nhiều cha mẹ quan tâm. Làm
Khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì kéo theo sự thay đổi về mặt tâm sinh lý. Đây là giai đoạn
Quá trình trẻ mọc răng rất dễ gây ra các biểu hiện kèm theo như đau sưng nướu, trẻ quấy khóc,
Kỹ năng sống là một trong những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Những kỹ năng này sẽ giúp
Các mẹ có trẻ nhỏ cần tìm hiều về điều này, những tác hại khi trẻ thiếu canxi các mẹ cần
Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ biết học hành là ngoan. Đây là câu nói của Bác Hồ dành