Khi trẻ đi mẫu giáo, trẻ sẽ được tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh đồng nghĩa với việc nguy cơ đưa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể là rất lớn. Chính vì thế, ở giai đoạn này cha mẹ cần chú ý hơn nữa việc chăm sóc sức khỏe của trẻ.
Trẻ nhỏ nhất là độ tuổi đi học rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do khả năng miễn dịch chưa cao hơn nữa khả năng tự bảo vệ mình còn yếu nên dễ mắc các bệnh như viêm họng, cảm cúm, ho,…
Các mẹ cần tăng cường bổ sung vitamin C cho con để tăng sức đề kháng cho trẻ trước các bệnh lây qua đường hô hấp.
Bệnh đau mắt đỏ thường lây lan nhanh do virut với các biểu hiện như ngứa, sưng cộm mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt,…
Nếu trẻ bị bệnh thì nên đưa tới bác sĩ để được khám và hướng dẫn cách dùng thuốc cũng như cách vệ sinh mắt an toàn cho trẻ. Đồng thời, cha mẹ nên báo cho nhà trường và xin phép cho trẻ nghỉ học để tránh lây bệnh cho những trẻ khác.
Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có vacxin và chỉ có cách phòng ngừa là thường xuyên rửa tay chân cũng như giữ gìn vệ sinh cơ thể. Đồng thời, cha mẹ thường xuyên chủ ý lòng bàn tay, bàn chân của trẻ nếu phát hiện mụn nước thì cần phải đưa tới bác sĩ kiểm tra và kịp thời cứu chữa.
Trẻ độ tuổi đi mẫu giáo rất có nguy cơ dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chán ăn. Nguyên nhân ở đây rất nhiều nhưng thường thì do trẻ chưa quen với chế độ ăn uống ở trường cũng như đôi khi trẻ ảnh hưởng từ tâm lý lạ lẫm mà ra.
Khi chuẩn bị đi học, trẻ phải chịu nỗi “khủng hoảng” tinh thần tại môi trường mới không có bố mẹ. Chính vì thế, cha mẹ cần phải tập cho trẻ các thói quen ăn ngủ đúng giờ giấc như ở trường từ khi trẻ vẫn chưa đi học như tự đi vệ sinh, ăn uống đúng giờ, ngủ đúng giờ,…. Sau này khi đã đi học thì trẻ sẽ thích nghi dễ dàng hơn với nếp sinh hoạt tại trường.
Đến giai đoạn đi học, trẻ thường hiếu động và ham vui chơi, chạy nhảy. Cha mẹ cần chú ý các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên, dạy trẻ cách bảo vệ mình trước những mối nguy hiểm trong cuộc sống.
Khi trẻ đi học, chế độ dinh dưỡng thường được tuân theo chế độ ở nhà trường. Tuy nhiên, một số trẻ lại biếng ăn và không nạp đủ chất dinh dưỡng tại lớp thì khi về nhà mẹ có thể bổ sung bù cho con. Nếu con có dị ứng với thức ăn nào thì cần phải báo lại với nhà trường để nhà trường còn có phương án thay thế.
Tuy nhiên, mẹ cần phải biết cân đối, không thể ép trẻ ăn bù quá nhiều trong một bữa. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây đau dạ dày, đồng thời mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ kiểm tra định kỳ thường xuyên để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cũng như thể chất của trẻ.
Viêm phổi ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như vi khuẩn, virut hay thời tiết, trẻ bị
Những mẹo hay giúp con nhà bạn có được một giấc ngủ ngon hơn, đối với trẻ có
Không chỉ thơm ngon mà các loại nước trái cây còn mang đến nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự
Mùa hè mang đến không khí nóng ấm, oi ả là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh mùa hè phát
Dùng xà phòng tắm cho trẻ sơ sinh là một điều mà nhiều bà mẹ thắc mắc và phân vân bởi độ
Bạn đã thực sự quan tâm và có kiến thức trong vấn đề phát triển chiều cao của con trẻ? Ngày
Trẻ nhỏ hiếu động rất dễ bị những con vật cắn, và loài chó là không
Cung cấp đủ chất cho trẻ là không hề dễ dàng, nhất là sự thiếu hụt canxi bố mẹ cần phải
Có nhiều cha mẹ gặp khó khăn khi không biết được con mình có bị bệnh chân tay miệng hay không.
Tạo một thói quen cho trẻ là điều lên làm nhất là những thoai quen lễ phép
Trẻ bị sốt do nhiều nguyên nhân khách quan và tùy mỗi nguyên nhân mà mẹ có cách chăm sóc khác nhau.
Bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ khác giống với đau dạ dày ở người lơn, nhưng nguyên