Viêm phổi ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như vi khuẩn, virut hay thời tiết, trẻ bị nhiễm lạnh, trẻ tắm quá lâu,…Dưới đây là phương pháp chăm sóc trẻ đúng cách mẹ cần nắm rõ.
Các dấu hiệu nhận biết viêm phổi ở trẻ được chia làm nhiều loại tùy thuộc từng nguyên nhân:
Ở trường hợp này nguyên nhân thường do các chủng vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm cho cơ thể như sốt cao, thở gấp, nôn trớ, tiêu chảy hay đặc trưng nhất là ho rất nhiều.
Ở trường hợp này trẻ sẽ có các biểu hiện giống như người bị cảm lạnh và sẽ tiến triển bệnh châm hơn so với viêm phổi do vi khuẩn nhưng lại có nguy cơ nặng hơn rất nhiều.
Viêm phổi do virut ở trẻ thường có các biểu hiện như sốt cao từ 38 độ trở lên và ho nặng. Trẻ cũng có các dấu hiệu thở khò khè hoặc khó thở, thở gấp và tiêu chảy đi kèm nôn trớ.
Để giữ ấm cho trẻ, mẹ cần mặc áo dài tay cho trẻ nhưng phải đảm bảo giữ được nhiệt độ cơ thể ở mức trung bình, quần áo phải thấm hút mồ hôi và mẹ nên thường xuyên thay áo cho trẻ để tránh nhiễm lạnh ngược trở lại do mồ hôi thoát ra.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp với tính trạng của trẻ và tránh để gió lùa nơi trẻ nằm cũng như không nên cho trẻ nằm nơi không khí bức bí.
Mẹ tuyệt đối không được cho trẻ uống dầu gió bởi nó không những không giữ ấm cho cơ thể mà còn khiến trẻ dễ bị bỏng và tổn thương vùng họng cũng như thực quản.
Phần mũi và họng của trẻ cần phải được làm sạch để giảm bớt phần đờm và nhớt bằng các dụng dịch nước muối sinh lý cùng với dụng cụ bơm bút mũi chuyên dụng. Lưu ý tuyệt đối không nên dùng miệng để hút mũi cho trẻ bởi việc này có thể khiến vi khuẩn từ miệng người lớn lây lan sang cho trẻ gây hậu quả xấu.
Thường xuyên tắm cho trẻ đúng cách để giúp trẻ hạ sốt và giải tỏa nhiệt lượng trong cơ thể. Mẹ khi tắm cho trẻ bị viêm phổi cần phải tắm nhanh và sạch nơi phòng ấm có độ ẩm và kín gió. Khi lau người phải lau bằng khăn bông được ủ ấm trước đó.
Trong thời tiết quá lạnh thì mẹ có thể dùng khăn ấm để lau người cho trẻ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ tùy theo thể trạng của trẻ.
Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn nếu dưới 6 tháng tuổi để tăng cường dinh dưỡng cần thiết và sức đề kháng chống lại bệnh tật. Đặc biệt, thời gian này không chỉ có trẻ mà mẹ cũng nên được bồi bổ để có sữa cho con bú.
Đối với các trẻ lớn, mẹ nên cho trẻ ăn cháo hoặc cơm và không nên kiêng cữ vì trẻ lúc này cần rất nhiều năng lượng cũng như dưỡng chất để chống chọi với bệnh tật và để phục hồi sức khỏe. Các chất dinh dưỡng bồi bổ cho trẻ phải đảm bảo các nhóm chất đạm, đường, chất béo và các vitamin như vitamin C qua nước ép hoa quả hoặc trái cây tươi.
Mẹ cũng nên tăng cường cho trẻ uống nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể và làm dịu họng, giảm ho.
Mẹ cũng nên tham khảo bác sĩ để bổ sung thêm các vi chất bên ngoài cho trẻ qua các loại thuốc và khoáng chất cần thiết.
Để phòng ngừa viêm phổi, mẹ nên theo dõi lịch tiêm chủng và tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ và hiệu quả cho trẻ.
Nuôi dạy con cái là chưa bao giờ là việc dễ dàng. Từ lúc con tập đi, chúng có thói quen lọ mọ
Không chỉ giúp con hòa nhập và gần gũi với thiên nhiên mà làm vườn còn giúp con phát triển tư duy
Tại sao trẻ nhỏ hay bị táo bón? Lý do đơn giản là do bộ máy tiêu hóa của trẻ chứa được hoàn
Trẻ nhỏ hiếu động rất dễ bị những con vật cắn, và loài chó là không
Tắm cho trẻ sơ sinh rất quan trọng và phải đúng cách. Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu
Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ nên được hưởng dòng sữa mẹ trong 6 tháng
Khi trẻ sơ sinh bị sốt thường ra nhiều mồ hôi rất khó chịu, việc tắm cho trẻ giúp bé cảm thấy
Ngày nay, trên thị trường bày bán rất nhiều loại đồ chơi với mẫu mã và chất liệu đa dạng.
Sởi là bệnh thường gặp ở một đất nước có khi khậu như ở việt nam chúng ta. Bệnh sởi với
Cả nước trái cây và sinh tố đều giàu vitamin và khoáng chất để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Ngày nay, viêm khớp dạng thấp không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà chúng
Với những trẻ nhỏ do hệ miễn dịch và tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện vì vậy khi sử