Di ứng đạm sữa là trường hợp trẻ bị dị ứng với đạm trong sữa bò, sữa dê và sữa cừu, đậu nành và các thực phẩm có chứa đạm trong các thực phẩm trên.
Tuy nhiên, trong giai đoạn trẻ ăn dặm rất cần được bổ sung lượng đạm này mà trẻ lại bị dị ứng thì làm cách nào để giúp trẻ tránh không bị dị ứng mà vẫn đảm bảo được chất dinh dưỡng cho trẻ để có thể phát triển tốt nhất?
Dị ứng đạm sữa thường có các dấu hiệu từ trong 2-48 giờ sau khi uống sữa như:
Trẻ quấy khóc và bứt rứt khó chịu đi kèm với khó thở hoặc thở khò khè sau khi uống sữa. Trẻ sau khi uống sữa bị nôn trớ không rõ nguyên nhân, cơ thể bắt đầu nổi mẩn hoặc các vết chàm, khi đi tiêu thì phân có lẫn máu. Trong một số trường hợp dị ứng nặng trẻ có thể bị sốc phản vệ nguy hiểm cho tính mạng.
Cả 2 hiện tượng này rất giống nhau do triệu chứng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, bản chất của 2 hiện tượng lại hoàn toàn khác nhau, trong đó, hiện tượng bất dung nạp lactose là khi cơ thể không tiêu hóa được các thành phần lactose trong sữa. Nhưng trong trường hợp dị ứng đạm sữa là lại do hệ miễn dịch của trẻ hiểu nhầm và chống lại đạm sữa khiến cơ thể phát ra các dấu hiệu phản ứng.
Dấu hiệu bất dung nạp lactose thường là trẻ sẽ bị chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy và đi phân có mùi chua.
Mẹ vẫn có thể cho trẻ bú sữa mẹ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ cho trẻ uống các loại sữa có thành phần đạm thủy phân hoàn toàn hoặc sữa chứa acid amin.
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ mẹ nên cho trẻ ăn bình thường và tránh các thức ăn chứa đạm sữa ra như đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, phô mai, váng sữa, sữa chua hoặc các loại bột có chứa sữa để tránh gây dị ứng cho trẻ.
Mẹ nên theo dõi các thực phẩm trẻ ăn hằng ngày và thay đổi bằng các thực phẩm dinh dưỡng giàu các vi chất thiết yếu khác. Đồng thời cho trẻ ăn dặm thức ăn với một lượng nhỏ và theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ cho tới vài ngày sau khi ăn.
Mẹ cần chú ý các thức ăn khi cho trẻ ăn thuộc dạng nào, sau khi trẻ ăn với một lượng nhỏ và theo dõi, quan sát biểu hiện của trẻ, nếu có phản ứng gì cần đưa tới bệnh viện để làm các xét nghiệm ngay. Sau này nếu mẹ muốn xem con đã hết dị ứng với các thực phẩm đó hay chưa thì có thể cho trẻ nhấm 1 chút, nếu không còn những biểu hiện dị ứng thì mẹ có thể cho trẻ sử dụng lại các thực phẩm đạm sữa với lượng nhỏ và hết sức cẩn thận, tốt nhất nên tới bệnh viện để khám và chẩn đoán, được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ ăn dặm.
Nhìn con lớn khôn khỏe mạnh là điều bà mẹ nào cũng muốn, mẹo giúp chăm con thông minh bằng cách
Khi trẻ thở khò khè thì mẹ cần phải chú ý tới sức khỏe của trẻ hơn bởi đó có thể là dấu
Khi trẻ sốt cao và kéo dài, sẽ khiến trẻ bị co giất, lúc này các bậc cha mẹ phải xử lý ra sao,
Ai cũng muốn con mình đủ tháng để khỏe mạnh nhưng do yếu tố nào đó sẽ khiến bạn bị sinh non
Vệ sinh mũi cho trẻ là cách phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cho trẻ. Vậy vệ sinh mũi như
Sinh non là hiện tượng bé yêu được ra đời trước 37 tuần thai và nặng dưới 2 kg. Con bị sinh non
Kỹ năng sống là một trong những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Những kỹ năng này sẽ giúp
Con yêu khỏe mạnh, thông minh là điều mà cha mẹ nào cũng mong muốn. Ngoài chế độ dinh dưỡng thì
Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay mà nhiều khi mẹ không biết làm cách nào để bỏ thói quen này
Muốn tăng chiều cao bạn không thể không tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ
Việc cho con ăn dặm trong thời gian sau 6 tháng từ khi sinh cũng là lúc mẹ vất vả nhất bởi làm sao
Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay, mải chơi nên không rửa tay sau khi đã vui chơi dẫn đến hiện