Bệnh táo bón ở trẻ vừa khiến trẻ không muốn ăn, vừa khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh về trĩ, hay cùng tìm hiểu những cách giúp trẻ trị bệnh táo bón nhé
Chế độ ăn ở trẻ nhỏ rất quan trọng. Nó cung cấp các chất cần thiết cho sự phát triển, tăng cường hệ thống miễn dịch, bổ sung hàm lượng dinh dưỡng nuôi cơ thể... Nhiều ông bố, bà mẹ chỉ tập trung cho trẻ ăn nhiều thịt, cá, bánh, sữa...mà quên mất chất xơ là một thành phần dinh dưỡng cần có hàng ngày. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu trong khẩu phần ăn có ít chất xơ thì khả năng trẻ bị táo bón khá cao. Nhiều người do chủ quan nên vấn đề này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của bé yêu nhà bạn. Mỗi bậc phụ huynh cần để ý con em mình, vì các bé còn nhỏ chưa nhận thức được việc nói ra vấn đề của mình cho bố mẹ. Tâm lý và tinh thần của trẻ dễ đi xuống.
- Số lần đi đại tiện giảm hẳn.
- Trẻ sợ đi vệ sinh, hay trốn tránh.
- Mỗi lần đi đại tiện mặt đỏ bừng, khom lưng, mông ép lại.
- Nhiều bé khóc thét lên khi mỗi lần dặn. Có bé lại rất sợ đi vệ sinh.
- Phân của bé vón cục và cứng, phân kèm theo máu, điều này cho thấy bé nhà bạn đang rất đau ở phần hậu môn cũng như tức bụng dưới. Chữa táo bón ở trẻ nhỏ thế nào?
- Với trẻ sơ sinh, hãy cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn. Đồng thời trong chế độ ăn của người mẹ cần bổ sung thêm các chất xơ.
- Với trẻ lớn hơn cần cho trẻ uống nhiều nước trong ngày.
- Cho trẻ ăn các loại hoa quả tươi như: bơ, dưa hấu, các nhóm cây họ đậu, họ đỗ, xúp lơ xanh...trong các loại rau quả này chứa hàm lượng chất xơ lớn, nguồn vitamin dồi dào thúc đẩy quá trình tiêu hóa và làm mềm phân.
- Nếu bé nhà bạn lười ăn rau, hãy xay nhỏ hoặc chế biến thành nhiều món khác nhau cho bé đỡ chán.
- Nước cam hòa mật ong hoặc cháo cà rốt mật ong cũng là món ăn lạ miệng, lại giúp bé yêu hết táo bón. Nhưng chỉ dùng cách này cho trẻ trên 1 tuổi thôi các mẹ nhé.
- Trường hợp thử hết các cách trên mà tình trạng táo bón ở trẻ không có dấu hiệu giảm, cần đưa trẻ đi khám và nghe theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Ở thể nhẹ, việc trẻ bị táo bón không cần quá lo lắng, vì các cơ quan của trẻ chưa hoàn thiện, việc tiếp xúc với thức ăn lạ dễ dẫn đến tình trạng táo bón, đó là điều hết sức bình thường. Nhưng nếu tình trạng táo bón kéo dài trên 1 tuần dù đã thử nhiều cách cho trẻ, kèm theo là dấu hiệu chán ăn, sút cân, da chân tay nhợt nhạt cần đi kiểm tra sớm để phát hiện và giải quyết vấn đề. Rất có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh khác liên quan. Để cho trẻ một sức khỏe tốt cũng như tâm lý thoải mái, hãy quan tâm bé nhiều hơn nữa nhé!
Ho thường xảy ra khi thời tiết chuyển lạnh và là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bên cạnh việc
Không chỉ do gen mà trẻ sẽ cao, mà chúng ta cũng có thể giúp trẻ phát
Nhiều cha mẹ cho rằng không nên cho con trẻ làm quen với đồng tiền quá sớm. Tuy nhiên quan niệm này
Sữa đậu nành là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì
Bà mẹ nào cũng muốn có nhiều sữa sau khi sinh để cho trẻ bú, vậy làm sao để mẹ có nhiều sữa?
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của con người. Vì thế việc lấy ráy tai cho con nhỏ chưa
Với những bé có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Làm cách nào để giúp
Trẻ nhỏ từ 3 – 6 tháng tuổi chúng ta thường thấy bé mút tay rất nhiều, nếu bố mẹ không có
Vì một lý do gì đó bạn phải chấp nhận cho trẻ ăn dặm sớm trước khi tới 6 tháng tuổi. Lúc này
Giúp trẻ ngủ ngon hơn với bí kíp một tuần, mẹo nhỏ giúp trẻ có thể giúp trẻ tự ngủ và ngủ
Trẻ em luôn là đối tượng nhạy cảm nhất với nhiều loại bệnh bởi sức đề kháng
Trẻ thương không thích ăn rau, khiến các mẹ thường buồn lòng, hay sử dụng mẹo