Kẽm là một vi chất quan trọng trong cơ thể trẻ có tác dụng giúp vết thương nhanh lành và hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch cũng như là một chất kích thích có lợi cho hoạt động phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Khi cơ thể trẻ bị thiếu kẽm, trẻ sẽ cảm thấy ăn uống không còn ngon miệng, từ đó cơ thể không hấp thu được các dưỡng chất dẫn tới việc trẻ trở nên còi dần theo ngày tháng. Kẽm là chất rất cần thiết để tổng hợp DNA và hỗ trợ thai nhi phát triển từ khi còn trong bụng mẹ cho tới khi trở thành thiếu niên. Hơn khoảng 100 enzym – xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể được kích thích hoạt động là nhờ kẽm chính vì thế, loại vi chất này vô cùng quan trọng.
Trẻ thiếu kẽm trong cơ thể thường dễ ra nhiều mồ hôi, rụng tóc, ăn uống không ngon miệng kèm theo thường xuyên bị tiêu chảy. Các trường hợp nặng hơn là bị rối loạn vị giác cũng như thường bị nôn mà không rõ nguyên nhân do đâu. Bên cạnh đó, một số biểu hiện mẹ không nên bỏ qua là trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không yên giấc và thường quấy khóc đêm. Một số hậu quả do việc thiếu kẽm gây ra ở trẻ nhỏ là thị lực ngày càng trở nên kém đi, các vết thương ngoài da trở nên lâu lành và trí nhớ kém dần đi,…
Với một lượng kẽm bổ sung hàng ngày cho trẻ thì đối với trẻ dưới 1 tuổi, mỗi ngày bổ sung 5mg kẽm là phù hợp, với trẻ từ 1-10 tuổi thì lượng kẽm nên bổ sung 1 ngày là 10mg. Đối với phụ nữ mang thai cần bổ sung 15mg/ngày và người cho con bú là từ 19-16mg/ngày giảm dần theo quá trình cho con bú.
Mẹ có thể tùy thuộc theo từng thể trạng và độ tuổi của trẻ để có những phương pháp bổ sung kẽm đúng cách. Tuy nhiên, dù với cách nào thì trước khi bổ sung kẽm cần đưa trẻ tới bác sĩ để được khám và tư vấn liều lượng cũng như cách bổ sung vi chất cho phù hợp. Mẹ không được tự ý bổ sung vi chất cho con bằng các loại thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ bởi nếu thừa kẽm sẽ dẫn tới những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ như khiến trẻ trở nên thiếu máu, giảm khả năng miễn dịch và làm tổn thương các tế bào gan,…
Một cách bổ sung vi chất qua thức ăn, thực phẩm hằng ngày là cách khá an toàn và tự nhiên nhất. Nếu tình trạng thiếu kẽm ở trẻ thuộc thể nhẹ thì mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng cách thường xuyên cho trẻ ăn điều độ các thức ăn như sò, hàu, cá,…và các thực phẩm thuộc họ đậu. Mẹ cần hết sức chú ý trẻ trong giai đoạn ăn dặm bởi thời điểm này trẻ thường rất dễ bị thiếu chất mà mẹ không để ý. Chính vì thế, mẹ nếu thấy trẻ có dấu hiệu biếng ăn thì nên đưa trẻ tới bác sĩ để khám chuyên khoa dinh dưỡng và xác định cơ thể trẻ thiếu chất gì từ đó được bác sĩ tư vấn các cách bổ sung hợp lý và an toàn.
Trong bài trước, chúng tôi đã cung cấp thông tin về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh táo
Trẻ nhỏ rất hay tè dầm, nhưng đó là điều bình thường thui, mẹo nhỏ giúp trẻ
Dạy dỗ con cái là cả một nghệ thuật. Trẻ con như một tờ giấy trắng, cha mẹ cần phải biết
Ngôn ngữ là một cái quý giá của con người chúng giúp chúng ta có thể giảm tiếp được với nhau
Nhưng chú ý dinh dưỡng rất quan trọng ở trẻ khi trẻ mỏng răng chậm, cần phải bổ sung
Những năm trở lại đây, bệnh tự kỉ đang có dấu hiệu gia tăng với biểu hiện hết sức nguy hiểm.
Khi trẻ sơ sinh bị sốt thường ra nhiều mồ hôi rất khó chịu, việc tắm cho trẻ giúp bé cảm thấy
Các mẹ có trẻ nhỏ cần tìm hiều về điều này, những tác hại khi trẻ thiếu canxi các mẹ cần
Trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể gặp phải triệu chứng sốt. Thế nhưng để hiểu và đối phó
Không chỉ cha mẹ mà trẻ nhiều khi giận dữ không thể làm chủ bản thân mà còn khiến cho nhiều
Con yêu phát triển khỏe mạnh là điều mà cha mẹ nào cũng mong muốn phải không nào? Và một trong
Không chỉ hỗ trợ đắc lực cho hệ tiêu hóa, sữa chua còn giúp con mau lớn khỏe mạnh và phát triển