Mẹ thường dùng dầu gió cho trẻ khi thấy trẻ bị đau bụng hoặc dùng làm ấm cơ thể trẻ trong thời tiết lạnh nhưng không phải trẻ nào cũng dùng được dầu gió và dùng chưa đúng cách cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ.
Dầu gió là tên gọi chung nói về các loại dầu được chiết xuất từ tinh dầu của các loại thảo dược thiên nhiên như hồi, quế, long não,… Trong đông y, dầu gió có vị cay, tính mát và có tác dụng trong một số bệnh liên quan đến hô hấp như cảm, ho, sốt, hoặc các chứng như đau viêm, đau cơ, khớp,…
Các hoạt chất được có chủ yếu trong các loại dầu là metyl salicylat và menthol. Chất menthol bốc hơi nhanh và giúp gây tê tại chỗ nên tạo cảm giác mát lạnh do kích thích bài tiết mồ hôi và làm hạ thân nhiệt. Còn chất metyl salicylat lại là chất lỏng dễ thấm qua da, giúp giảm đau cơ bắp, chống tê thấp.
Dầu gió có rất nhiều công dụng trong các trường hợp cảm, sốt, ho, đau cơ,… nhưng trong các loại dầu này cũng có một số tác dụng phụ có thể gây kích ứng cho trẻ nhỏ.
Chất metyl salicylat khi gặp nước sẽ càng nóng mạnh và có khả năng làm bỏng rộp da từ đó gây rối loạn thân nhiệt nếu thoa lên cơ thể với diện rộng. Bên cạnh đó, công dụng tăng tiết mồ hôi của menthol lại khiến thân nhiệt trẻ bị hạ thấp rất nguy hiểm.
Nếu mẹ dùng các loại dầu gió để thông mũi thì cũng có thể dẫn tới các biến chứng như rách vùng màng nhầy gây tổn thương mũi, họng và hệ hô hấp. Đối với các dầu gió với tinh dầu bạc hà còn có nguy cơ gây ức chế tuần hoàn tim và hô hấp dẫn đến ngưng tim, ngưng thở vô cùng nguy hiểm.
Mẹ không nên dùng dầu gió cho trẻ dưới 2 tuổi và khi mẹ đang mang thai hoặc cho con bú. Trong một số trường hợp không nên dùng dầu gió như bị lở ngứa hoặc khi vừa ốm dậy hoặc lúc bị sốt cao, táo bón,…
Mẹ chỉ nên dùng dầu gió cho trẻ trong các trường hợp trẻ bị cảm cúm, nhức đầu và mắc các chứng liên quan đến hô hấp, các bệnh về tiêu hóa như đau bụng và khi trẻ bị tụ máu, chống say tàu xe, côn trùng đốt,…
Mẹ cần phải rửa sạch nơi cần thoa dầu và lau khô. Dùng đầu ngón tay trỏ lấy một lượng dầu vừa đủ rồi thoa lên chỗ đau. Nếu thoa dầu cho trẻ bị đau bụng thì nên thoa ở vùng quanh rốn, hoặc thoa ở thái dương nếu trẻ bị đau đầu,… Mẹ cũng không nên dùng dầu thường xuyên cho trẻ tránh việc “nhờn” dầu dẫn tới không có tác dụng. Mẹ tránh thoa dầu vào các vết thương hở và vùng mắt. Đưa trẻ tới bác sĩ để khám kịp thời nếu trẻ có biểu hiện bệnh đau nặng, bởi dầu gió chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời mà thôi.
Suy dinh dưỡng là một hiện tượng bệnh lý khá nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời bé sẽ
Con yêu khỏe mạnh, thông minh là điều mà cha mẹ nào cũng mong muốn. Ngoài chế độ dinh dưỡng thì
Biếng ăn là hiện tượng thường xảy ra ở những trẻ nhỏ. Trẻ thường không chịu ăn uống, dẫn
Ngày nay có rất nhiều trẻ có dấu hiệu rụt rè, nhút nhát, lo ngại không muốn xuất hiện trước
Ở trẻ nhỏ bị mắc bệnh tiêu chảy là khá bình thường do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn
Ngoài 2 tuổi mà bé yêu nhà bạn vẫn chưa chịu nói chuyện? Và bạn
Trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện về các bộ phận trong cơ thể. Do đó, thường cần có chế độ
Quá trình phát triển của trẻ sẽ gặp trở ngại nếu trẻ bị biếng ăn. Đây là hiện tượng có
Hiện tượng trẻ nhỏ bị hóc thức ăn hoặc các dị vật khác vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn tới
Bạn đã biết gì về bệnh sốc phản vệ? Đây là bệnh tai biến dị ứng vô cùng nghiêm trọng, thường
Trẻ ở độ tuổi từ 2 tuổi trở lên thường có những phản ứng thái quá như gào thét hoặc vứt
Cha mẹ luôn mong muốn con yêu phát triển khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Quá trình nuôi dạy con là không dễ