Khi trẻ thở khò khè thì mẹ cần phải chú ý tới sức khỏe của trẻ hơn bởi đó có thể là dấu hiệu của các bệnh đường hô hấp ở trẻ. Vậy xử lý như thế nào khi trẻ bị chứng thở khò khè, mẹ hãy tham khảo các phương án dưới đây để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Thở khò khè ở trẻ là những tiếng thở bất thường có âm sắc trầm và mẹ có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ. Chứng thở khò khè ở trẻ kéo dài có thể khiến trẻ khó thở, phải gắng sức mới thở được và hơi thở kéo dài mệt mỏi.
Thở khò khè ở trẻ thường là biểu hiện của các bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản. Đặc biệt, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì trẻ bị viêm tiểu phế quản thường có biểu hiện là những cơn khò khè.
Nhưng đối với trẻ trên 18 tháng tuổi thì thường khò khè là biểu hiện của bệnh hen suyễn. Ở trẻ từ 2-3 tuổi thì thường bị thở khò khè do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, thậm chí là do co thắt phế quản, phù nề phế quản hoặc phế quản bị tắc nghẽn.
Những trường hợp này không phải là hiếm xảy ra mà chỉ là ít hơn so với các nguyên nhân khác như khi trẻ bị hóc dị vật đường thở. Lúc này mẹ cần phải tỉnh táo để sơ cứu bằng cách vỗ lưng hoặc ấn ngực, nếu trẻ vẫn tím tái mặt thì phải hà hơi thổi ngạt và lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Có trường hợp trẻ bị dị tật bẩm sinh phế quản hoặc xuất hiện các khối u cạnh phế quản khiến mạch máu bị chèn ép gây ra thở khò khè kéo dài. Lúc này mẹ cần phải đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để khám kịp thời cũng như có các phương án phù hợp cho việc chữa trị.
Trong các nguyên nhân dẫn tới việc trẻ thở khò khè cho thấy không phải ở trường hợp nào cũng gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên thế mẹ cũng tuyệt đối không được chủ quan và cần đưa trẻ tới bệnh viện để khám và được chẩn đoán chữa trị kịp thời, nhất là trong các trường hợp dưới đây:
Trẻ dưới 3 tháng tuổi thở khò khè lần đầu; trẻ thở khò khè kèm theo triệu chứng khó thở, mặt mày tím tái, thể trạng trong tình trạng li bì hoặc mệt mỏi vật vã,..
Trẻ thở khò khè từ 3-4 tuần không khỏi hoặc tái phát ngay sau khi điều trị vừa xong.
Mẹ cũng nên theo dõi kỹ các triệu chứng khác của trẻ như sốt, ho, khóc thét,…để kịp thời xử lý. Bên cạnh đó tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc từ đơn thuốc cũ cũng như các loại cây thảo mộc được dân gian “mách” lại mà không có căn cứ. Tốt nhất mẹ nên đưa trẻ tới trung tâm y tế và các bác sĩ chuyên môn để được khám chữa.
Trong thời điểm trẻ dưới 2 tuổi, cân nặng và chiều cao của trẻ được phát triển một cách nhanh
Chúng ta thường nghĩ nguyên nhân chủ yếu dấn đến táo bón là thiếu nước, thiếu rau, thiếu chất
Ngày nay có rất nhiều trẻ có dấu hiệu rụt rè, nhút nhát, lo ngại không muốn xuất hiện trước
Quá trình phát triển của trẻ sẽ gặp trở ngại nếu trẻ bị biếng ăn. Đây là hiện tượng có
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên vì một lí do nào đó, trẻ không được
Giúp trẻ phát triển trí não là một trong những công việc hàng đầu mà nhiều cha mẹ quan tâm. Làm
Nếu mẹ không biết nên chọn phương pháp ăn dặm nào cho trẻ khi con đã tới tuổi ăn dặm. Dưới
Tiêu chuẩn mà được các bá sĩ đề ra về mọc răng của bé là 6 tháng bé bắt đầu mọc những chiệc
Việc cho con ăn dặm trong thời gian sau 6 tháng từ khi sinh cũng là lúc mẹ vất vả nhất bởi làm sao
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của con người. Vì thế việc lấy ráy tai cho con nhỏ chưa
Có rất nhiều bà mẹ lo lắng và luốn muốn tìm ra một cách nào đó để giúp trẻ nhà mình hết biếng
Trẻ nhỏ từ 3 – 6 tháng tuổi chúng ta thường thấy bé mút tay rất nhiều, nếu bố mẹ không có